Tái chế vải vụn, các sản phẩm làm từ vải vụn, vải tái chế

Vải vụn
5/5 - (1 bình chọn)

Khi đọc đến cái tên của ý tưởng làm giàu từ vải vụn chắc hẳn bạn sẽ cho rằng Ý tưởng kinh doanh từ vải vụn này đã có người làm rồi. Về cơ bản đúng là như vậy!

Tái chế vải vụn, làm đồ handmade bằng vải vụn

Vải vụn đã được tận dụng ngay từ khi phát minh về vải ra đời. Những mảnh vải vụn đã được các doanh nghiệp tái chế vải vụn dùng lại để làm giẻ lau, dây buộc, túi xách, đồ bắc nồi xoong, may mùng từ vải vụn, làm lót nồi, dụng cụ học tập của học sinh … và rất nhiều thứ khác. Điều đó là rất tốt, nhưng ở đây tôi muốn bàn đến việc tận dụng cá loại vải vụn để tạo ra những sản phẩm kì lạ, giá trị hơn nữa phục vụ con người. Bạn chưa biết nên làm gì với vải thừa. Hãy cùng công ty thu mua phế liệu Việt Đức tìm hiểu về Ý tưởng làm giàu từ vải vụn phế liệu nhé.

Thứ nhất, vải vụn có thể dùng để chế ra các loại đồ chơi phục vụ cho thiếu nhi. Bạn đã biết đến những quả bóng bằng nhựa, cầu bằng lông, nhưng hẳn bạn chưa thấy một quả bóng bằng vải hay cầu vải đúng không? Nếu chúng ta bước vào một gian phòng có rất nhiều bóng bằng vải vụn để ném nhau thì rất tuyệt! Bạn sẽ cảm giác thế nào nếu được cưỡi trên lưng một con trâu bằng vải? …

Thứ hai, vải vụn có thể dùng để chế tạo ra những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn như quà tặng, búp bê, gối, gấu, tranh nghệ thuật, hình ảnh khắc chữ, tặng quà sinh nhật,…

Thứ ba, vải vụn có thể dùng để chế tạo các nguyên vật liệu phục vụ quảng cáo, tập luyện, trợ giảng … Bạn thấy thích thú không khi gặp được một hình nhân bằng vải đứng trước một cửa hàng hay chơi cờ bằng hình nhân…

Nói chung, thoạt nghe cái tên bạn có thể nói “ý tưởng làm giàu từ vải vụn” đã có người làm rồi, nhưng bàn sâu hơn nữa bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Vải vụn là nguyên liệu rất rẻ tiền nhưng lại mang trong mình tiềm năng lớn mà chúng chưa được khai thác hết. Tôi muốn bàn đến việc sử dụng vải vụn, vải thanh lý, vải tồn kho, Vải tái chế, Vải tái sử dụng sao cho hiệu quả cao hơn nữa. Đó là thành lập một tổ hợp để chuyên nghiên cứu – chế tạo – bán và Kiếm tiền từ vải vụn, những sản phẩm từ vải vụn 

vải vụn
vải vụn được thải ra số lượng khá nhiều từ các công ty may mặc nhưng lại ít được các đơn vị thu mua vải nhận và tự Tự làm đồ từ vải vụn rất đẹp

Nếu bạn đang có nguồn vải vụn lớn và chưa biết vải vụn dùng để làm gì có thể liên hệ mua được vải vụn nhiều với mức giá rẻ thì đừng ngần ngại khi hỏi chúng tôi về cách tận dụng vải vụn như thế nào và dùng làm nguyên liệu tái chế ra sao để đem lại giàu có cho mình và cho nhiều người khác.

Khi bạn có sự đầu tư đúng mức, đúng nơi thì những chuyện ấy dường như chỉ là chuyện nhỏ. Nhiều lúc tôi tự hỏi: Tại sao người ta còn biết tận dụng cả cỏ rác, bao bì để làm nên những vật dụng giá trị tại sao với vải vụn lại không thể? Tuy là vải vụn nhưng nó lại có nhiều tính năng mà các loại vật liệu khác không thể có được mà chúng ta chưa biết hết. Với con mắt và đầu óc sáng tạo của chúng ta vải vụn sẽ biến thành những vật không ai có thể nghĩ đến.

Như bạn biết, để có một tấm vải hoàn thiện con người đã phải tốn biết bao nhiêu mồ hôi, công sức và cả nước mắt … Đó là thành quả sau nhiều giờ lao động miệt mài. Thế nhưng khi tấm vải bị cắt ra để may chúng dường như bị giảm giá trị đi rất nhiều. Ở thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như hôm nay thì việc biến những nguyên liệu bị coi là “phế liệu” thành “vàng bạc” không phải là vấn đề khó hay quá lớn.

Trước khi đi sâu về cách làm giàu từ thu mua vải vụn, thu mua chỉ may công nghiệp, thu mua lông vịt thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu Kinh doanh từ vải vụn trước về cách:

2. Phân biệt loại vải trước khi tái chế vải vụn

“Vải Cotton” :

Thành phần: 100% Cotton. Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra, mang về, tẩy qua, họ đem se thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo. Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng nguyên liệu họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc …

cotton là gì
cotton là gì? thu mua vải cotton giá rẻ

Sau này ngành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần, áo vải cotton như hiện nay. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.

Nhược điểm:  Giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác thô

Vậy nên loại vải này thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.

Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.

“Vải thun TC”:

65/35. Thành phần:  Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Poliester).

vải thun tc
vải thun tc là gì?

Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.

“Vải thun PE”:

Poliester. Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester). Tính chất: giá thành rẻ nhất, vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp, nhanh bị xù lông”.

Vải thun PE
Vải thun PE

 “Sợi Polyester”

Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Được phát triển trong phòng thí nghiệm từ thế kỷ 20, sợi polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu. Trong phản ứng này, hai hoặc nhiều phân tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài của nó.

Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Việc dùng thời trang tái chế giúp tiết kiệm và tạo ra nhiều cơ hội mới.

Sợi Polyester
Sợi Polyester

Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn.

Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ.

Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện …

xem tehem: chất umi là gì, vải umi có mát không.

Những câu chuyện tái chế vải vụn thành công

 “Lãi vài trăm triệu đồng/năm từ nghề vải vụn, may quần áo trẻ em từ vải vụn”

Bà con thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng, ai cũng mến phục chị Ngô Thị Hồng – người đã thoát ra khỏi đói nghèo nhờ những phế phẩm công nghiệp.

Năm 2004, sau khi nghỉ hưu, với đồng lương ít ỏi, cuộc sống gia đình chị Hồng rất chật vật. Sau bao ngày trăn trở, chị tìm ra hướng làm ít ai tin là sẽ thành công. Từng làm việc tại một xí nghiệp may, chị thấy sau qui trình cắt may thành sản phẩm, những miếng vải vụn dù lớn cũng bỏ hoặc đem đi đốt. Làm sao để tận dụng chúng làm thành những sản phẩm có ích? Chị tự hỏi và tự tìm câu trả lời.

Chị vay tiền mua vải vụn về phân loại, sau đó may thành những sản phẩm mới, như khẩu trang, áo quần trẻ em … Những rẻo vải nhỏ nhất cũng được chị tận dụng làm thành tấm chà chân, ruột gối … Sau đó, chị bỏ mối cho các chợ, các quầy hàng. Ban đầu, trong căn nhà nhỏ của mình, chị đảm trách tất cả các khâu. Nhờ chị làm khéo, giá lại rẻ, sản phẩm của chị được người mua chấp nhận. Một thời gian sau, thấy có thể phát triển nghề này, chị vay thêm tiền, mở rộng cơ sở.

Đến nay, chị Hồng đã có một cơ sở sản xuất tương đối rộng rãi, với 30 lao động. Chị đầu tư máy móc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ sở của chị không chỉ mua vải vụn trong thành phố, mà còn mở rộng đến các nhà máy xí nghiệp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đơn đặt hàng của chị đã lan rộng ra cả nước, với nhiều chủng loại sản phẩm, trong đó nhiều sản phẩm yêu cầu chất lượng cao, có hỗ trợ máy móc. Lãi năm nào cũng vài trăm triệu đồng. “Mình đã thoát nghèo nay phải tìm cách giúp đỡ người khác. Vì vậy mình nhận vào làm đa số là những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, tàn tật” – chị Hồng cho biết.

Ngoài tạo việc làm cho người nghèo, chị Hồng còn thường xuyên đến thăm và trao quà cho các em mồ côi ở các chùa, những người bệnh nghèo đang điều trị tại bệnh viện, đồng bào vùng cao. Mỗi khi biết thông tin gì về các trường hợp thương tâm, khó khăn trên báo, đài, chị đều tìm đến hoặc gửi tiền giúp đỡ”.

“Cơ sở mua bán vải vụn tphcm tận dụng vải vụn làm thảm lau chân..”

Đường Phú Thọ Hòa (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TPHCM) từ gần chục năm nay, là một con đường mới trong tiềm thức của mọi người: Con đường vải vụn. Đường  dài chỉ hơn 1 km nhưng có gần 130 hộ chuyên doanh vải vụn. Đa số họ là người đến từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, nhất là ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang …

Theo ông Trương Văn Quang – cán bộ chuyên trách kinh tế UBND phường Phú Thọ Hòa, trên địa bàn phường có tới 139 hộ làm nghề mua bán vải vụn. Chỉ có 11 hộ nằm rải rác ở các đường lân cận khác như: Vườn Lài, Lê Văn Phan, Nguyễn Sơn, Lê Cảnh Tuân, Hoàng Ngọc Phách, Bình Long … còn lại tập trung hết trên đường Phú Thọ Hòa. Suốt tuyến đường này là các ki-ốt kinh doanh vải vụn san sát nhau.

Một buổi chiều, chúng tôi đến làm quen với chị Lê Thị Ngọc Sương, quê ở Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, chủ một cửa hàng vải vụn. Trong ki-ốt rộng khoảng 30 m2, 5 người trong gia đình ngồi vây quanh một đống vải vụn trên sàn. Xung quanh, các bao vải xếp chồng lên nhau lèn chặt đến nóc nhà. Những bao vải phế liệu mua về, thường là “hầm bà lằng”, trong đó: Vải vụn, giấy, bao nilon, bìa carton …

Chị Sương cười cho biết: “Chỉ riêng việc lọc các loại vải vụn để riêng ra cũng đã mệt lắm rồi. Cũng như các hộ khác, chị Sương mua vải phế liệu, vải lẻ của các công ty may, rồi phân ra thành nhiều loại vải cho những người khác làm nguyên liệu sản xuất đồ chơi, giẻ lau, thảm lau … Riêng những tấm vải có kích thước lớn, màu sắc đẹp sẽ bán cho những người bán vải kí, cơ sở may để phối lên quần áo; vải kate và nỉ để may và lót khẩu trang. Những mảnh vụn nhỏ hơn thường được bán cho các công ty để lau máy hoặc lau tàu hay xay ra bỏ vào thú nhồi bông, những sợi vải dài dùng để bện thảm …”.

Thường những người làm vải vụn phân loại theo: Kích thước và chất liệu. Dựa trên kích thước, vải vụn phân làm các loại như: Loại 1, dài từ 60cm trở lên; loại 2, từ 30 đến 60cm; loại 3, từ 10 đến 30cm. Còn phân loại theo chất liệu như: Cotton, thun, nỉ, kate, nilon … Chị Sương cho biết: “Giá mua sô vải vụn từ các công ty đã 1.500 – 1.800 đồng/kg, sau khi phân loại, giá bán thường dao động 1.000 – 3.000 đồng/kg.

Vui nhất là những khi “vớ” được những xấp kate hay cotton to bản có thể bán được 10.000 – 20.000 đồng/kg. Nhưng có lúc dở khóc dở cười khi bao vải vụn phế liệu có quá nhiều “tạp chất”: Giấy vụn, bìa carton hay vải vụn đến mức không thể vụn hơn. Vì giấy vụn hay bìa carton thì chỉ bán với giá chung 500 đồng/kg, còn vải vụn quá thì chỉ bán được 100 – 200 đồng/kg hoặc chỉ còn nước … cho vào sọt rác”.

Theo những người làm vải vụn ở đây thì nghề này xuất hiện từ khoảng năm 1998. Chủ yếu là người từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang dạt về đây kiếm kế sinh nhai. Muốn làm nghề, các hộ thường phải có “người nhà” dẫn dắt thì mới có mối để làm ăn. Anh Nguyễn Hữu Đức (Quảng Ngãi) tâm sự: “Việc khó nhất khi mở hiệu làm vải vụn là tiếp cận được nguồn hàng phế phẩm từ các công ty may lớn. Nhu cầu hiện nay rất lớn, nhưng nguồn “cung” thì luôn là vấn đề khó khăn, nhất là đối với người mới vào nghề, chưa quen mối hàng”. Anh Đức cho biết thêm, để có được những lô vải vụn đẹp, như ý, nhiều khi anh phải nhờ đến “cò” vải vụn. Nhưng giá thành những lô như vậy thường rất cao, chỉ khi cần kíp lắm mới … mạnh tay làm. Còn thường, lấy công làm lời, chứ “chơi sang” như vậy thì không dám …

Một chủ hàng quê ở Tiền Giang yêu cầu giấu tên, tiết lộ chỉ có khoảng hơn 10 cơ sở có giấy chứng nhận về tuân thủ các điều kiện môi trường của Phòng Tài nguyên – Môi trường mới có khả năng mua tận gốc từ các công ty may. Còn các cơ sở nhỏ phải mua lại của chủ hàng lớn “phe” ra hay chịu những lô hàng “cắt cổ” của “cò”.

Khoảng 2 – 3 năm gần đây, thị trường vải vụn trở nên nhộn nhịp khi các thương lái Trung Quốc sang lùng mua các loại cotton nguyên chất với giá cao hơn các cơ sở trong nước khoảng 1.000 – 1.200 đồng/kg. Mỗi ki-ốt xuất khoảng 100 – 150kg/ngày cho thương lái này. Vì thế, nhà nhà làm vải vụn, người người làm vải vụn, đường Phú Thọ Hòa càng nhộn nhịp, đông đúc hơn.

xem thêm: bán phế liệu có xuất hoá đơn không

“Sống chung với vải vụn”

Nghề làm vải vụn không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn. Theo ông Quang, một gia đình với số tiền 10 – 20 triệu đồng là có thể mở được một cửa hàng kinh doanh vải vụn. Đặc biệt, có người vốn đăng kí kinh doanh chỉ 500.000 đồng và có tới 43 hộ vốn kinh doanh  vốn dao động 1 – 5 triệu đồng.
Thường các hộ ngoại tỉnh thuê một ki-ốt từ 20 – 30 m2, với giá 1 – 2 triệu đồng, vừa dùng để ăn ở, vừa là nơi mở cửa hiệu buôn bán vải vụn. Ki-ốt nào cẩn thận thì treo một tấm biển như: Sơ – vải vụn; Trung Chấn – mua bán vải vụn; Hoài An – vải vụn các loại … Có ki-ốt không hề có một cái biển quảng cáo nào, thậm chí có vài ki-ốt vẫn để nguyên bảng hiệu của những chủ kinh doanh trước: “Tiệm vàng bạc…”; “Karaoke…”; “hớt tóc…” nhưng bên trong chỉ có vải là vải …

Tại gian nhà của chị Võ Thị Hồng (Quảng Ngãi), không khí đặc quánh bởi những mảng bụi phụt ra từ bao vải phế liệu trên tay chị đổ ào ra sàn. Xỏ vội mảnh vải khoét 2 lỗ để đeo vào tai – chiếc khẩu trang mỏng manh tự chế, chị Hồng bắt đầu tỉ mẩn lọc lọc, giũ giũ rồi cắt từng miếng vải lẻ cho đúng khuôn của từng loại, sau đó vuốt vuốt và xếp gọn trên 2 đùi. Ba thành viên khác cũng tỉ mỉ không kém, ai vào việc nấy. Bốn đôi bàn tay đều đều, theo những động tác quen thuộc, lặp đi lặp lại. Không ai nói với ai lời nào. Im lặng, đều đều một cách buồn tẻ.

Vòng tay 3 lần quanh đầu để bỏ chiếc khẩu trang được làm từ miếng vải loại 1, cậu em trai chị Hồng chia sẻ: “Thanh niên sức dài vai rộng, ngồi riết thế này cũng khó chịu lắm. Đến tôi nhiều lúc đứng dậy còn hoa cả mắt, khuỵu cả chân, huống chi mấy chị em phụ nữ”. Tôi hỏi anh có bao giờ đi khám bác sĩ không, khám định kì bệnh nghề nghiệp ấy, anh tặc lưỡi: “Thì nhiều lúc cũng thấy tức ngực, khó thở, mắt nhiều lúc cũng mờ mờ nhưng tiền đâu mà đi khám, nói gì đến khám định kì. Lúc nào đau … hẵng hay!”.

Chị Hạnh (quê ở Tiền Giang), đã theo nghề 3 năm nay, kể:  “Ở quê làm ruộng rất cực mà không bói ra đồng tiền dư nào. Vợ chồng tôi gửi hai cháu cho ngoại trông rồi  lên đây. Nhiều lúc nhớ con rớt nước mắt. Nghĩ cũng cực lắm! Muốn chuyển nghề nhưng làm gì bây giờ? Bám ở đây, bòn nhặt tháng cũng gửi về được vài triệu đồng cho mấy bà cháu và trả tiền nợ vay cho người ta.” – chị tâm sự.

Mới ngoài 30 tuổi nhưng đôi mắt mờ đi vì bụi, diệu vợi nỗi nhớ con trông chị Hạnh như đã ở tuổi 40. Chị cho biết thêm: “Nhiều khi bí quá cũng muốn thuê thêm vài người làm đỡ nhưng phải trả cho họ một triệu đồng/tháng. Như vậy thì còn gì nữa. Tỉ mẩn, lọ mọ cũng mệt vì nhàm chán, buồn tẻ, vợ chồng tôi tính mua cái đài để nó “véo von” cho đỡ buồn nhưng nghĩ lại thấy tiếc tiền. Thôi, ráng cố làm miết, lúc nào mệt thì nghỉ” …

Bụi. Bụi là ấn tượng đập vào chúng tôi còn mạnh hơn cả câu chuyện mưu sinh bằng vải vụn. Bệnh phổi nhiễm bụi xơ vải là điều ám ảnh chúng tôi suốt những ngày thực hiện phóng sự này. Tuy nhiên, đáng tiếc là cả Trung tâm y tế phường, quận đều chưa khảo sát, thống kê, đánh giá về tình hình sức khỏe của những người mua bán vải vụn ở khu vực này, dù ông Đinh Thanh Hưng, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Tân Phú nói: “Những người làm vải vụn phải sống chung với bụi bặm nên đến hơn 50% số người có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp gấp hơn chục lần người bình thường. Còn nguy cơ về mắc bệnh đau lưng do ngồi lâu một tư thế, thị lực kém do bụi nhiều cũng đủ để những người “sống chung với vải vụn” quan tâm”. Những người chuyên doanh vải vụn cũng biết những nguy cơ mắc các bệnh trên. Nhưng trả lời thắc mắc của tôi, họ đều thở dài: “Thì cũng biết cả đấy cô ạ, nhưng biết sao khác được …”. Biết làm sao khác được khi mà mong muốn có một cái đài trị giá chỉ chừng vài chục ngàn đồng để nó “véo von” cho khỏi buồn cũng xa vời. Những người luôn tìm cách gia tăng giá trị cho vải nhưng dễ dàng phớt lờ cách giữ gìn sức khỏe cho mình trong đối mặt với cuộc mưu sinh vất vả …”.

“Rác dệt may” xuất ngoại

KTNT – Mặc dù là vùng quê thuần nông nhưng người dân thôn Dưỡng Hiền, xã Hoà Bình (Thường Tín – Hà Tây) đã tự bứt lên, phát triển kinh tế bằng nghề mua, bán vải vụn. Dù khiến không ít người bất ngờ trước hiệu quả kinh tế mà nghề đem lại nhưng bà con vẫn canh cánh nỗi niềm làm thế nào để “rác” có thể thành “vàng”?

“Đường tới tương lai”

Thôn Dưỡng Hiền có 150 hộ thì có đến 80% làm nghề thu mua vải vụn. Sự năng động của bà con đã góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho các gia đình. Các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho làng nghề … cũng nhờ đó mà phát triển, góp phần đưa tổng thu nhập của xã Hoà Bình lên 16 tỉ đồng năm 2007.

Cũng theo anh Dưỡng, hiện nay, hàng về đến đâu là hết đến đấy, chỉ sợ không có vốn để phát triển. Thương lái Trung Quốc “phục” ở quanh vùng chờ thu gom, thỉnh thoảng lại đến hướng dẫn bà con “chuyên môn, nghiệp vụ” bởi thoạt nhìn tưởng chỉ là đống vải vụn bình thường nhưng trong đó, có đến gần chục loại: Hàng vải trắng, trắng keo, keo nhựa, cotton, khói trắng …, bán với giá khác nhau (6.000 – 20.000 đồng /kg). Để phân biệt cũng phải có nghề. Loại trắng keo phải dùng bật lửa đốt rồi chấm vào tàn kéo lên, càng kéo càng dài đến khi mảnh như sợi chỉ. Hàng khói trắng đốt lên có mùi thơm đặc trưng … Trong một bao vải chia ra thành: Vải mảnh to, vải vụn, lõi chỉ … nhưng đều có thể bán thành phẩm, không thừa chút rác nào. Mảnh vải to bán cho người may quần áo trẻ em, vải vụn xuất sang Trung Quốc, lõi chỉ bán sang làng Triều Khúc (Hà Nội) làm đồ chơi trẻ em. Anh Dưỡng bật mí: “Có lần, một thương lái “biểu diễn” cho chúng tôi xem, chỉ cần đổ vào vải vài giọt chất hoá học, chưa đầy một phút, những loại vải nhiều nilon như áo phao, áo gió tan chảy thành nhựa. Tôi cố tìm hiểu nhưng họ giấu nghề. Công nghệ tái chế của họ vô cùng phát triển”. Mặc dù đã có nhà lầu, xe hơi nhưng nhiều bà con trong thôn vẫn chưa hài lòng. Họ trăn trở và luôn ấp ủ dự định biến nguồn nguyên liệu có sẵn thành sản phẩm gia dụng. Chỉ có bằng công nghệ tái chế, làng nghề thu góp rác ở Dưỡng Hiền mới phát triển đúng hướng”.

“Bán vải vụn, xây nhà lầu”

Cách trụ sở UBND xã gần 2 km, thôn Dưỡng Hiền hiện ra với nhiều ngôi nhà cao tầng bề thế, khang trang. Xe tải, xe công nông chất đầy những bao tải căng phồng, ì ạch nối đuôi nhau trên đường làng nhỏ hẹp. Nếu không được ông Vũ Văn Đang, Phó chủ tịch UBND xã giới thiệu trước, hẳn tôi không tránh khỏi thắc mắc: “Họ làm nghề gì mà giàu thế?”. Rẽ vào một kho hàng đang nhộn nhịp, tôi gặp anh Nguyễn Văn Dưỡng, chủ một cơ sở thu mua vải vụn lớn của vùng. Anh Dưỡng vui vẻ nói: “Nhà tôi chỉ buôn bán và thu mua vải tồn kho số lượng nhỏ, có gì đáng khoe đâu”. Anh Dưỡng cho biết, mỗi tháng anh gom được 10 tấn vải vụn các loại. Thương lái Trung Quốc sang thu mua tận nơi, bình quân gia đình anh thu về 17 triệu đồng /tháng, trừ chi phí, lãi khoảng 7 triệu đồng. Anh tâm sự: “Những năm 1997, để cải thiện kinh tế gia đình, ông Giáo (hàng xóm của anh Dưỡng) đi thu mua vải vụn vì biết xã Tiền Phong bên cạnh làm nghề bật bông đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Hàng ngày ông đạp xe đi khắp các cơ sở may trong xã, huyện … mua với giá 200 đồng/kg, về bán 500 – 1.200 đồng /kg. Thấy dễ làm ăn, những lúc nông nhàn, anh em tôi đi theo”. Cũng từ đó, nghề thu mua vải vụn dần hình thành và phát triển, đời sống các gia đình trong thôn được cải thiện, thậm chí có hộ “phất” lên nhanh chóng. “Nhà tôi hiện có 2 nhân công, lương hơn 1.000.000 đồng/người/tháng, chưa kể người làm công nhật chuyên phân loại vải. Nhưng, so với nhiều đầu mối khác trong làng như: Gia đình Thuận – Luyết, Mạnh – Hiệu, Hương – Toàn …, tôi còn thua xa”, anh Dưỡng nói.

xem thêm: đon vị thu mua máy may cũ giá cao tphcm.

“Kinh nghiệm thay vốn”

“Nhiều bạn có xu hướng kinh doanh thời trang, mở cửa hàng, hoặc shop online, theo mình thị trường này đã bão hòa nên phải tính toán cân nhắc, nếu vốn không dài thì khó xoay vòng, không cập nhật được mẫu mã mới. Nếu ít tiền, không nên kinh doanh theo đại trà mà bắt đầu từ sự sáng tạo của mình, tự làm, tự bán sản phẩm là tốt nhất.” – Phương Huyền chia sẻ kinh nghiệm.

Vì không có vốn, Huyền vừa đi học, vừa cắt may, vừa bán hàng. Tới năm thứ ba ĐH, Huyền mới mở rộng cửa hàng, làm cô chủ nhỏ với hơn 10 nhân viên. Không tốn tiền quảng cáo, nhưng mỗi ngày Huyền bán được gần trăm sản phẩm. Những chiếc gối có hình họa ngộ nghĩnh, chữ cắt khéo léo như Sweet Dream, Ngủ ngon em yêu, Love You, Mãi bên em, Khò khò, Mình đừng thức khuya … của Huyền luôn được giới trẻ đón nhận. Sản phẩm của Huyền nhanh chóng là món quà ưa chuộng của teen Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình … Nhiều khách đặt hàng cho Huyền làm quà tặng gửi sang Anh, Mỹ, Pháp … Thương hiệu gối Take One đã được đăng kí bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ty TNHH Take One ra đời năm 2008.

Ngoài công ty, tài sản lớn Huyền có được sau gần 5 năm kinh doanh là căn nhà 3 tầng nằm trên đường Âu Cơ (Hà Nội) do cô mua bằng tiền túi. Cách đây 3 năm, Huyền tâm sự ước mong lớn là có xưởng riêng, chuyên môn hóa từng khâu sản xuất dù là mặt hàng làm bằng tay. Nay Huyền đã hiện thực hóa được ước muốn ngay trong căn nhà mới. Xưởng của Huyền có 50 nhân viên, đa phần là người trẻ; sản phẩm có mặt khắp Việt Nam và có 20% số lượng sản phẩm khách đặt mua mang đi nước ngoài.

Bước vào kinh doanh, Huyền không có vốn, nhưng cô tự hào với nguồn vốn vô giá là kinh nghiệm may vá học được từ mẹ, cách phân biệt và sử dụng chất liệu vải tốt. “Những ngày là sinh viên ĐH Ngoại thương, mình học được cách phát triển tư duy, tính tự lập, sáng tạo và năng động”, Huyền nói”.

“Vải vụn không vô dụng”

Vùng Phú Thọ Hòa thuộc quận nghèo Tân Phú – TPHCM như cái rốn trũng chứa đựng nhiều đồ phế thải từ công nghiệp, sinh hoạt dân dụng. Ở đây tập trung “”bao la”” bãi kinh doanh đồ lạc xoong, ve chai, thùng carton cũ, giấy báo, giấy vụn, túi nhựa tái sinh … tạp nham. Nhưng nổi bật là “”chợ” chuyên buôn bán vải vụn dọc hai bên đường Phú Thọ Hòa. Ngành may xuất khẩu đang phát triển mạnh. Trong qui trình sản xuất, các xưởng may thải ra khối lượng lớn vải vụn, đều đều. Doanh nghiệp thường xuyên giải phóng mặt bằng nhà xưởng nên phải thanh lí loại rác công nghiệp này. Đã có những nhà thầu dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Họ gom sạch rác xưởng may hoàn toàn vô hại và tận thu phế liệu vải vụn còn hữu dụng.

Ngoài sử dụng làm vật liệu, tranh, ảnh, gối, thú nhồi bông, một số loại vải cao cấp còn được dùng làm quần áo trẻ em nữa.

“Khởi nghiệp từ … vải vụn”

Đến “cơ sở sản xuất” tranh Huyền – Chi – Hồng, tên của ba cô sinh viên Trường ĐH Mở Hà Nội, phải leo lên tận 4 tầng lầu của một ngôi nhà nằm khuất trong khu tập thể Trung ương Đoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Này là Thảo Nguyên, kia là Café một mình, cạnh đó là Chị ong nâu … Nguyễn Thu Huyền, cô sinh viên năm thứ ba khoa thiết kế thời trang, vừa bò trên chiếc giường đôi vừa khoe với chúng tôi về những thành phẩm tạo ra từ Vải vụn giá rẻ

.Vốn đầu tư … 300.000 đồng

Trông xa, chúng tựa như những bức tranh sơn dầu nhưng thay cho từng nét cọ là những mảnh vải được cắt tỉa kĩ lưỡng. “Chọn được một mẫu vải phù hợp với tổng thể bức tranh mà mình muốn làm mất nhiều thời gian lắm chị ạ”- Huyền cho biết. Huyền bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp Khởi nghiệp với vải vụn của mình từ giữa năm thứ hai đại học.

Bắt đầu từ những mảnh vải còn thừa khi làm bài tập thực hành, Thu Huyền quyết định ghép chúng lại thành tranh để tặng sinh nhật bạn. Thấy tác phẩm, Hương, chị của Huyền, đã gợi ý cho cô út trong nhà kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Trao đổi với hai bạn thân cùng lớp là Đoàn Phương Chi và Điền Thị Hoa Hồng, cả ba quyết định bắt đầu … nhịn ăn quà vặt. “Chúng tôi không muốn cầu viện gia đình, lớn rồi”! – Phương Chi chia sẻ. Gom góp được 300.000 đồng, cả nhóm cùng nhau đến các tiệm, xưởng may xin hoặc mua vải vụn, rồi chọn khung, mua vật liệu. Hoa Hồng kể: “Chở bao vải to gấp đôi người, lúc đi trên đường trông chúng tôi cứ như những người buôn đồng nát”. Cũng vì chở hàng cồng kềnh, các cô “đồng nát” xinh đẹp ấy đã bị cảnh sát thổi phạt.

Đem được vải về, quá trình chọn vải còn vất vả hơn. Mỗi bạn thủ sẵn một khẩu trang dày, lao vào đống vải cao ngất để tìm chọn những mảnh vải sạch, đẹp … Huyền ấm ức: “Có lúc, thấy cả rác, hộp đựng cơm … trong bao vải”. Cũng may, cả ba cô gái này lúc nào cũng hồn nhiên nên với những chuyện như thế, họ lại cùng nhau phá lên cười, quên cả cực nhọc. Từ kinh nghiệm của mình, cả nhóm lao vào thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: Những mảnh vụn không bị lãng quên. Công trình của các bạn đoạt giải nhất cấp trường và giải khuyến khích cấp bộ cuộc thi nghiên cứu khoa học hằng năm.

“Dọn rác phải trả thêm tiền”

Anh Trần Ngọc Bình ở Thủ Đức thầu đổ rác cho hơn 10 xưởng may xuất khẩu lớn, cho biết: Trước đây các chủ doanh nghiệp may phải thuê người vào xúc rác định kì. Lúc đó, thầu hốt rác công nghiệp rất có lãi nhờ được trả công thù lao, lại bán được vải vụn tận thu thêm tiền. Nhưng bây giờ thì hoàn toàn lại ngược lại, nhà thầu phải kí hợp đồng hằng năm với từng doanh nghiệp may, trả tiền thu gom vải vụn nhiều hay ít tùy theo khối lượng nhà xưởng thải ra. Có những thương vụ mua rác công nghiệp trị giá 80 – 120 triệu đồng mỗi năm. Doanh nghiệp thu lợi đôi bề: Được dọn dẹp vệ sinh môi trường miễn phí, thu thêm khoản tiền bán phế liệu. Và đã xảy ra tình trạng các đồng nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau, giành giật để được xí phần “”hốt rác”” béo bở.

Thu gom từ các xưởng may, vải vụn lộn xộn được bán sang tay cho những thầu “con” ở khu vực chợ Tân Bình, bên quận Tân Phú – TPHCM. Phế liệu giao dịch tính từng kiện, từng bành. Xả hàng ra, người ta gạn lọc trong mớ hỗn độn đầu thừa đuôi thẹo, lấy ra xếp loại theo mảnh to – vừa – nhỏ – vụn. Phân loại nào vải nỉ, bố, kaki, silk, thun, cotton, calicot, sợi tổng hợp … Sắp xếp theo từng màu sắc, loại hàng. Cột lại thành từng bó to, đưa ra “chợ” vải vụn, bày bán.

Đối với bất cứ người “”ngoại đạo” nào được cho không vải vụn, chẳng ai muốn nhận. Còn dân trong nghề dùng như nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm hữu ích cho xã hội. Một số hộ nghèo trong các xóm lao động ở quận Tân Phú với ít vốn mở cơ sở kinh tế gia đình, lấy vải vụn làm kế sinh nhai cho cả nhà. Các tiểu chủ thường xuyên đi “chợ” vải vụn, bổ sung nguyên liệu. Hàng hóa mua bán tính bằng trọng lượng, giá 2.000 – 8.000 đồng/kg tùy loại. Chủ nào mua thứ ấy để sử dụng theo cách riêng. Loại vải mảnh to được chọn ra từng miếng thích hợp cắt ra những bộ phận thân, tay, túi áo, ống quần … Qua bàn tay khéo léo của những thợ nhà cặm cụi đạp máy may ghép thành những bộ đồ bé gái, quần áo bé trai. Sắc vải không đồng bộ nhưng phối màu rất khéo cho sản phẩm may mặc không kém phần thẩm mĩ. Cũng từ các cơ sở kinh tế gia đình này, vải đầu thừa đuôi thẹo to hay vừa mảnh được may ghép thành áo gối, khẩu trang, mạng che mặt, nón kết, khăn lau nhà bếp, vỏ chăn … Sản phẩm được đem đi tiêu thụ dưới dạng “hàng chợ” rất rẻ tiền, phù hợp mức sống giới bình dân.

“Làm gia tăng giá trị vải vụn”

Loại vải quá vụn cũng được tận dụng tất. Những đôi tay cần mẫn của cả gia đình các nhà nghèo chịu khó đan kết từng mảnh vải thun đủ màu sắc thành biết bao tấm thảm lót sàn để chà chân. Thêm tấm rễ lót nồi to nhỏ. Phối kết nhiều kiểu hoa văn bắt mắt. Hết sức công phu nhưng đem bỏ chợ chỉ được 1.000 – 2.000 đồng tùy tấm. Dẫu sao người lao động nghèo cũng tạm hài lòng bỏ công sức lấy lời đủ sống được. Một vài hộ kinh tế gia đình còn chuyên nghề sử dụng triệt để loại vải vụn rời li ti. Hổ lốn nguyên liệu được dồn vào máy đánh tơi ra bông xơ, bời rời. Sản phẩm đem bán tính từng ký lô giá chừng 5.000 đồng.

Có người có sáng kiến dùng loại vải nỉ vụn từ những dây chuyền may quần áo chống lạnh xuất khẩu sang Đông Âu thải ra rồi cắt gọt lại, may ghép thành những kiểu tấm nhấc bếp ngộ nghĩnh. Chị Trương Thị Kim Ngọc kể: Năm 1998, chị làm công nhân cảng Sài Gòn, lâm cảnh túng quẫn. Lúc ấy, chị chợt nảy ra ý tưởng nhảy ra ngoài kiếm việc gì đó để tự lực cánh sinh thoát khỏi khủng hoảng. Thế là đến với nghề tận dụng vải vụn. Ban đầu, chị gò lưng ngồi may, khéo léo kết những mảnh nỉ nhỏ thành đôi tấm nhấc bếp, hình dạng quả banh gồm nhiều miếng đa giác đều đặn.

Chồng chị cặm cụi lựa lọc vải vụn, cắt thành những mảnh may. Chị may được tấm nào thì chuyền qua cho con dồn mouse vụn phồng tấm ấy. Cả nhà cùng ra công hợp sức làm ra thành phẩm những tấm nhấc bếp cách nhiệt êm tay tiện dụng. Mẫu mã đậm đường nét thẩm mĩ. Chị Ngọc đi chào hàng được thị trường tiêu thụ chấp nhận. Phấn khởi, chị làm thêm mẫu hàng hình cá, thỏ, vịt, nón, quạt, cà chua, dâu tây … xinh xắn. Khó nhận ra sản phẩm tận dụng từ phế liệu công nghiệp. Hàng lạ, chất lượng tốt, giá cả bình dân nên “lọt” vào các siêu thị Co.op Mart, Maximark, Big C. Giá bán lẻ chỉ 4.000 đồng/đôi.

Thấy lạ, hãng thực phẩm Knorr cùng vài nhà sản xuất thuốc Tây tìm đến chị Ngọc đặt hàng làm đồ khuyến mại. Yêu cầu thêu logo thương hiệu lên sản phẩm cầu kì cỡ nào đều được đáp ứng. Kế tiếp, một công ty nước ngoài đến đặt hàng vạn đôi nhấc bếp, xuất khẩu. Chị Ngọc cũng xuất khẩu từng nửa “công” hàng sang Angola. Làm ăn thuận lợi, chị khuếch trương mở rộng mặt bằng cơ sở, đầu tư lo máy may công nghiệp, thu dụng 20 lao động, trả lương tháng bình quân 800.000 – l.000.000 đồng/người”.

“Tiếp thị tranh bằng blog”

Có kiến thức về hội họa, thời trang … nên sản phẩm nào của nhóm bạn này cũng gây thích thú cho người xem. Để dịch vụ của mình được nhiều người biết đến nhưng không có tiền cho quảng bá, bộ ba chọn hình thức tiếp thị hữu hiệu và miễn phí: Blog. Tranh thủ công, lại là “hàng độc” mà giá chỉ từ 150.000 đồng đến 350.000 đồng nên khá nhiều người nhiệt tình ủng hộ, hỏi mua.

Nhanh tay cắt, dán, các bạn gái này khoe với chúng tôi: Gần đây, đơn đặt hàng nhiều đến mức cả nhóm không xử lí kịp. Để có thể tập trung sáng tạo tranh, có nhiều hôm, cả ba không dám online hay mở máy điện thoại. “Sợ nhận thêm đơn đặt hàng, tâm lí sao nhãng, làm không kĩ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm” – Phương Chi giải thích. Tranh vải của các cô không chỉ xuất hiện ở Hà Nội mà có mặt cả ở Hải Phòng, TPHCM … “Còn cả những đơn đặt hàng gửi sang Nga, Úc và Mĩ nữa” – Hoa Hồng cho biết. Đắt hàng đến thế nhưng đến giờ họ vẫn là những bà chủ không lương. Thu được bao nhiêu, ngoài việc trang trải sách vở, họ lại đầu tư sắm sửa khung, vải … để tiếp tục thử sức mình.

Say sưa với các mảnh vụn nhưng cả ba bạn trẻ đều xác định, học tập vẫn là ưu tiên số một. Hoàn thành tất cả bài tập, nghiên cứu, sau đó mới là thời gian các cô sáng tạo tranh. Những ngày nghỉ, nhìn ba cô gái lụi cụi cả ngày, mặt mũi tèm lem bụi vải, bố mẹ các cô không khỏi lo lắng. Thế nhưng, thành quả học tập và lao động của họ đã khiến những người làm cha mẹ có thể vững lòng.

Thu Huyền cho biết: “Chơi với nhau lâu, hiểu tính, chúng tôi sẽ cùng làm tranh cho đến khi không còn khách hàng nữa”. Tình bạn và niềm đam mê gắn kết ba bạn trẻ này khắng khít thế nhưng mỗi người đều xác định con đường riêng của mình. Phương Chi cho biết mỗi bạn đều có phong cách sáng tác riêng nên khi tốt nghiệp, “xưởng tranh” sẽ là điểm gặp gỡ của cả nhóm. Thời gian còn lại họ sẽ đeo đuổi trường phái riêng. Từng chặng đường phía trước của ba cô nàng 9X này cho thấy họ đã hoạch định tương lai của mình chu đáo đến thế nào. Biết đam mê và dám bỏ sức vì đam mê của mình, chắc chắn, những cô bạn nhỏ này sẽ thực hiện được ước mơ của họ”.

“Tạo việc làm từ vải vụn”

Đan thảm vải bằng vải vụn là nghề hình thành tại Đồng Tháp từ năm 2003 với khoảng 30 hộ. Đến nay, số hộ làm nghề này lên đến trên 400, tập trung nhiểu nhất ở huyện Cao Lãnh. Tuy hầu hết số hộ đan thảm coi đây là nghề phụ, nhưng thu nhập bình quân 50.000 đồng/ngày/LĐ cũng là khoản kiếm thêm đáng kể ở khu vực nông thôn …

Theo chủ cơ sở đan thảm vài Thanh Tâm (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), lúc mới hoạt động chỉ có 30 LĐ học nghề rồi nhận nguyên liệu về nhà gia công. Sau đó, LĐ đến học nghề ngày càng đông, có cả người ngoài xã, ngoài huyện; rồi LĐ từ Tiền Giang cũng qua nhận vải về nhà làm. Đây là nghề không khó làm, không cần vốn, nên rất thích hợp với hộ nghèo ở nông thôn. Người biết nghề có thể hướng dẫn người chưa biết học nghề.

 

Ông Huỳnh Văn Nuôi ở Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh) cho biết, ông được một cơ sở đan thảm vải trong huyện cho mượn một khung dệt, giao vải về nhà làm. Làm nông, cứ lúc nào rảnh là ông Nuôi hoặc vợ lại đan thảm; chỉ cần tính toán để giao sản phẩm đúng hẹn là được. Bình quân mỗi ngày vợ chồng ông Nuôi đan được 60 tấm thảm vải, tiền công được 1.000 đồng/tấm.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thơm (xã Mỹ Hiệp),  nghề chính của gia đình là nuôi heo. Thời điểm dịch heo tai xanh phải tạm ngừng nuôi, nhờ nghề đan thảm vải phát triển, vợ chồng bà Thơm nhận vải về đan kiếm được bình quân 50.000 đồng/ngày, nhờ đó xoay xở được lúc mất nguồn thu nhập từ nuôi heo.

Đan xong, người LĐ thường chèo xuồng tới giao cho chủ các cơ sở. Từ đây, sản phẩm được phân phối tới các đầu mối tiêu thụ ở các địa phương khu vực ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ …”.

Kết luận: Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ của người dân còn thấp, chính vì vậy dù đã “cố gắng” khai thác những phế phẩm bỏ đi người ta vẫn không thể khai thác hết tiềm năng của nó. Đa phần họ làm theo kiểu tự phát, thiếu nghiên cứu, đầu tư … nên vẫn đang ở dạng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh manh mún. Nếu bạn biết cách thì lĩnh vực này sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn không chỉ cho riêng bạn mà còn cho cả đất nước, dân tộc.

3. Điều kiện thành lập công ty tái chế vải vụn

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn cần có số vốn khoảng từ 10 – 20 triệu VND. Số vốn này chủ yếu dùng để đầu tư tạo ra sản phẩm, lập trang web, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, nhạy bén, sáng tạo, cần cù …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải nắm được kĩ thuật kinh doanh mô hình này.

4. Khó khăn và thuận lợi khi mua bán vải vụn

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về kĩ thuật kinh doanh: Khi nghĩ ra ý tưởng tác giả đã nghĩ ra kĩ thuật kinh doanh để thành công với mô hình này, do đó bạn nên liên hệ với tác giả để biết cách thực hiện.

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Để làm nên sản nghiệp lớn bạn phải học cách quản lí chặt chẽ tiền bạc, đây là một yêu cầu không thể thiếu ở người làm giàu.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc đồng phục và nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, nhu cầu nhiều.

+ Bền vững.

+ Rủi ro thấp.

+ Qui mô mở rộng không ngừng.

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh khả thi, thiết thực.

Bạn muốn tận dụng hay không biết làm gì với vải thừa?

Hãy tham khảo các cách sau đây nhé:

bán vải vụn cotton

may thảm từ vải vụn, làm thảm từ vải vụn

cách làm chăn bằng vải vụn

cách làm hoa bằng vải vụn

cách làm búp bê bằng vải vụn

cách làm gấu bông bằng vải vụn

cách làm tranh bằng len vụn

thời trang bằng phế liệu

thời trang làm từ đồ phế thải

cách làm đồ dùng học tập từ phế liệu

cách làm hoa hồng bằng vải phi bóng

cách làm quả dứa bằng vải voan

cách làm dù bằng vải

Cách làm đồ Handmade từ vải vụn

Còn nhiều điều thú vị từ ngành thu mua vải vụn nữa mà chúng ta chưa nghĩ tới, sau này, khi bạn bắt đầu dấn than vào nghề bạn sẽ từ từ chạm tới nó. Nếu muốn bắt đầu công việc có tiềm năng này. Hãy xem chi tiết về thu mua vải tồn kho giá cao hoặc liên lạc cho công ty Tái sử dụng vải vụn tại đây:

LIÊN HỆ

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU VIỆT ĐỨC

Hotline: 097.15.19.789 (Mr. Phong) – 0944.566.123 (Mr. Nghĩa)

Email: phelieuvietduc@gmail.com

Website: phelieuvietduc.com

Địa chỉ: 105/1 Đường M1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM

Địa chỉ 2: Số 56, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội

Địa chỉ nhà máy tái chế: Lô 04HG-1, Đường dọc kênh Ranh, KCN Xuyên Á, Ấp Tràm Lạc, Xã Mỹ Hạnh
Bắc, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

 

error: Đội ngũ của chúng tôi làm việc liên tục để chống tình trạng sao chép hình ảnh và ăn cắp nội dung. Mong bạn tôn trọng!
097.15.19.789