công tyThu mua phế liệu giá cao Bảo Minh
Vải lụa
5/5 - (21 bình chọn)

Xem nhanh

Các loại vải may mặc phổ biến năm 2023

Trên thị trường đang có rất nhiều loại vải, và số lượng, chất liệu cũng như xuất xứ của chúng đang tăng lên liên tục hàng ngày để đáp ứng thị hiếu của người dùng.

Bạn muốn mua chúng để đáp ứng cho nhu cầu của cá nhân hoặc công ty. Hay bạn muốn bán vải thanh lý giá cao hãy gọi cho chúng tôi.

Mối loại vải riêng sẽ được chọn nhiều ưu điểm đặc biệt, nhưng

Bạn luôn thắc mắc: các loại vải trên thị trường việt nam, có bao nhiêu loại vải, tìm chỗ mua vải may đồ, may khăn, may gối, may áo dài,, các loại vải may mặc, giá các loại vải may mặc trên thị trường hôm nay, các chất liệu vải cao cấp, tìm các loại vải may váy, vải may quần áo, vải may đồ bộ nữ, các loại vải voan, vải tuyết mưa, vải lanh, vải nỉ,.. trên thị trường.

Các loại vải riêng lại có những mẫu mã và ưu nhược điểm khác nhau. Và tất nhiên, dựa vào chủng loại, người dùng thông thái sẽ chọn cho mình loai vải phù hợp theo thời tiết, hoàn cảnh cũng như sở thích để may mặc.

Dưới đây, công ty thu mua vải Việt Đức sẽ giới thiệu đến bạn đọc 16 loại vải phổ biến thường gặp trong đời sống như sau:

Một số thắc mắc của khách hàng khi tìm mua vải

vải mùa hè
vải mùa hè

1. Mua vải giá sỉ ở đâu?

  • Bnạ muốn tìm mua vải giá sỉ thì Bạn có thể tìm đến các khu chợ vải lớn tại TPHCM như Chợ vải Soái Kình Lâm; Chợ Kim Biên; Chợ Tân Định. Nếu bạn đang ở Hà Nội có thể tìm đến mua avir sỉ tại , chợ vải Ninh Hiệp; Chợ Đồng Xuân; Chợ vải đầu mối.

2. Giá các loại vải là bao nhiêu?

  • Mỗi loại vải sẽ có một mức giá cao thấp  khác nhau tùy theo nguồn gốc tạo nên chúng và đọ hot của loại này trên thị trường. Những loại vải phổ biến được làm từ sợi tự nhiên thì thường có giá từ 100,000 đến 320,000 đ/1mvải. ( Giá sỉ ). Còn loại vải nhân tạo, được sản xuất công nghiệp hơn thì tất nhiên giá rẻ hơn, guiao động từ 25,000 cho đến 900,000 đ/1mvải.

3. Có bao nhiêu chất liệu vải may mặc trên thị trường hiện nay?

  • Hiện nay trên thị trường có hơn 22 loại vải gồm: Cotton, Jeans, Kaki, Polyester, Kate, Lụa,  Nỉ, Thô, bambo, lụa, nhung….

4. Tên các loại vải cao cấp là gì?

  • Vải cao cấp hiện nay thường sẽ là các loại được làm từ các loại sợi tự nhiên như sợi tơ tằm , sợi cây tresợi bông, sợi lanh… chúng thường cho ra sản phẩm là Vải Cotton, Vải Bamboo, Vải Lanh… Ngoài ra chúng ta còn có vải được làm từ sợi tơ tằm như là Lụa, nhung, Gấm.
Vải lụa
Vải lụa là kiệt tác của các nghệ nhân dành tặng cho chị em phụ nữ

5. Quy trình sản xuất ra các loại vải như thế nào?

  • Quy trình sản xuất vải trải qua 6 giai đoạn chính bao gồm: Xử lý nguyên liệu -> tạo sợi -> dệt vải -> nhuộm vải -> Wash- > Dệt . Tất nhiên, mỗi loại vải sẽ có từng quy trình cụ thể và khá riêng biệt.

6. Bảng báo giá vải may mặc

Giá vải may mặc hiện nay có thể tham khảo như sau:

STT Loại vải Đơn giá từng màu
1 Giá vải cm 30 Màu trắng: 135.000/kg
Màu lợt: 135.000/kg
Màu trung: 142.000/kg
Màu đậm: 150.000/kg
2 Giá vải thun cotton 30 Màu Trắng hoặc kem: 135.000/1kg
Màu Lợt: 138.000/kg
Màu trung: 144.000/kg
Màu Đậm: 151.000/kg
3 Giá vải thun Cotton 40 ( Cotton hàng đẹp) Màu Trắng hoặc kem 152.000/kg
Màu Lợt 157.000/kg
Màu Trung 162.000/kg
Màu Đậm 167.000/kg
4 Giá vải thun Rip Cotton Đồng màu giá 167.000
5 Giá vải Rip Tixi Hàng đồng giá 117.000
6 Giá vải da cá dẻo Màu Đậm 112.000/kg , đặc biệt 117.000/kg
7 Giá thun Da cá pe Màu Giá 72.000/kg  đồng màu
 muối tiêu lợt 77.000/kg
muối tiêu đậm 82.000/kg
8 Giá vải Voan Khổ 1m6,1kg 7m Màu Giá 110.000/kg
9 Giá thun cá sấu PE Màu Nhạt : 68.000/kg
Màu Trung : 72.000/kg
Màu Đậm : 75.000/kg
Màu Đặc Biệt :78.000/kg
10 Giá vải cát misa Vải đồng màu : 77.000/kg
11 Giá vải thun PE 4 chiều Màu lợt : 75.000/kg
Màu trung : 79.000/kg
Màu đậm : 80.000/kg
Màu đặc biệt : 85.000/kg
12 Giá vải cá sấu tixi ( 4 chiều) Màu lợt : 95.000/kg
Màu trung : 99.000/kg
Màu đậm : 108.000/kg
Màu đặc biệt : 108.000/kg
13 Giá thun Cotton Sớ gỗ Màu Trắng 179.000
Màu Lợt 174.000
Màu Trung 179.000
Màu Đậm 184.000
14 Giá thun Dẻo Màu Đồng màu 112.000/kg
15 Giá tici 30 Màu kem 102.000 /kg
Màu Lợt 104.000/kg
Màu Trung 179.000/kg
Màu Đậm 114.000/kg
16 Giá vải Da cá tici Màu Trắng và kem 99.000/kg
Màu Lợt 104.000/kg
Màu Trung 109.000/kg
Màu Đậm 114.000/kg
17 Giá thun Xẹc xây ( interlock)( lót ) Màu Trắng và kem 67.000/kg
Màu 72.000/kg (có 3 loại 4m2 , 5m4 và 8m5), khổ 1m6
18 Giá sọc tixi Màu Giá 122.000/kg
19 Giá thun Cát hàn Màu Giá 75.000/kg ( đồng màu)
20 Giá thun Sufa đặc biệt Màu Đồng màu 81.000/kg, 1m7 kg 3m0

Tìm hiểu về các loại vải may mặc, Vải may mặc phổ biến năm 2023

1. Vải Voan

Vải voan gọi theo nguồn gốc trong tiếng Pháp là “veli”. Lúc đầu, vải voan được dệt tay từ sợi cotton và được sử dụng chỉ để may rèm cửa. Sau đó vải voan được sử dụng để may nên khăn trùm đầu cho cô dâu trong những ngày trọng đại. Chúng ta có thể sử dụng voan ren, voan lụa hoặc voan cotton đều mang lại cảm giác rất tuyệt vời.

Vải voan là 1 loại vải sợi có nguồn gốc từ sợi nhân tạo, khá mỏng, mang lại độ mềm mại, nhẹ nhàng và tạo cảm giác bay bổng, thoải mái cho người mặc. Trong số các loại vải dùng để may váy và may áo sơ mi nữ thì voan là một trong các chất liệu phổ biến chiếm ưu thế.

Nhưng sau đó, vì đặc tính tuyệt vời của nó nên vải voan được dùng để may, áo cho chị em phụ nữ.

Vải voan
Vải voan rất đẹp, mềm, mỏng và nhẹ, thích hợp may áo sơ mi nữ, Xu hướng thời trang 2023

Ưu điểm:

Chất liệu mát, dễ mặc, dễ bảo quản

Có thể sử dụng nhiều lần nhưng không bị nhàu hay có vết gấp.
Nhiều chất liệu như vải voan in hoa, dập họa tiết , vải voan bóng, vải voan kết hợp với các chất liệu ren, lụa khác.
Đa dạng màu sắc và chủng loại giúp người dùng dễ lựa chọn.
Giúp người dùng tôn lên nét dịu dàng, nhẹ nhàng.

Nhược điểm:

Chất liệu mỏng do đó phải may lót thêm 1 lớp phía trong khi may đồ
Chất vải dễ bắt cháy, dễ xước sợi
Dễ bị bám bẩn và khó giặt ra.
Rất khó để thiết kế, cần đòi hỏi sự khéo tay và tinh tế khi may

Vải voan may váy
Vải voan may váy cô dâu là 1 sự lựa chọn phổ biến và tinh tế

Kén dáng người mặc

2. Vải Cotton

Một trong số các loại vải phổ biến được dùng trong dệt may hiện nay không thể không nhắc đến chính là chất liệu vải cotton.

vải contton
Vải contton sợi tổng hợp được làm từ sợi bông.
Vải cotton là loại sợi vải tổng hợp được làm từ  sợi bông lấy từ cây bông vải có thể kết hợp với các chất hóa học tạo thành. Tuỳ tỷ lệ pha trộn % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất sẽ định ra từng loại vải :

Vải Cotton được làm từ sợi bông còn được gọi là sợi xenlulo – một chất liệu xuất xứ từ cây bông vải, là loại vải sợi tổng hợp được làm ra bởi các nguyên liệu có trong tự nhiên, rất mềm mịn lại có độ co giãn tốt, đặc biệt là an toàn với làn da người sử dụng dụng.

cây bông
Cây bông là nguyên liệu chính làm nên sợi vải cotton

Hiện ở Việt Nam trên thị trường vải cotton được sử dụng rất phổ biến, cho dù là trang phục bình dân hay là sang trọng đều được may nên bởi chính loại vải này.
Đây là loại vải tuyệt vời cho cuộc sống theo lời truyền tai nhau của người dùng.

Ngoài ra, khi sử dụng vải cotton trong may mặc còn mang đến các cảm giác thoải mái do vải thấm hút mồ hôi tốt. Độ bền của loại vải cotton này cũng rất cao và giặt cũng nhanh khô, có khả năng giảm nhiệt tốt, không gây nóng hay bức bí khi mặc.

Có bao nhiêu loại vải cotton?

Có thể nói về cơ bản, vải cotton được chia làm 5 loại sau:
Cotton trơn
Cotton thun 4 chiều
Cotton thun

Cotton thun 2 chiều
Cotton spandex

Hiện tại ở nhiều nước phát triển như Hoa Kì vải cotton được biết đến là loại vải đắt hàng nhất thế giới và cũng là các loại vải may mặc được nhiều thợ may, người tiêu dùng tin dùng nhất.

vải cotton

Hầu hết, giống bông vải ngày nay đều có gốc là màu trắng, do đó để tạo sự đa dạng về màu sắc thì bông vải sẽ được nhuộm với nhiều màu khác nhau. Phù hợp với thời tiết trong các mùa.

Ưu điểm của vải cotton:

Có khả năng hút ẩm rất tốt nên giảm nhiệt hiệu quả, giúp thấm mồ hôi cao.
Không gây kích ứng cho da và đem đến cảm giác thoải mái cho người dùng
Nhìn rất mịn, bắt mắt.

Nhược điểm của vải cotton:

Dễ bám bẩn, dễ nhăn , dễ bị co rútvà chảy xệ
Giá thành thu mua cao hơn so với các loại vải phổ biến khác trên thị trường.

3. Vải Kaki

Vải Kaki được biết đến là loại vải rất nhẹ, có độ bền cao được tạo nên bởi sợi cotton hoặc sợi vải tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng hơn các loại vải khác.

Vải kaki
Vải kaki được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp nên chất vải khá cứng và dày

Mới đầu đưa vào sử dụng các loại vải kaki chủ yếu được dùng để may quân phục cho quân đội nước Anh. Với đặc tính mỏng, mát và nhẹ, không cần ủi trước khi mặc và cũng không bị nhăn như trước đây nên vải kaki rất thích hợp cho hoạt động chiến đấu.

Với màu sắc đặc trưng của chúng là màu vàng gần giống với màu đất nên rất thích hợp để ngụy trang trong thời chiến. Ngoài ra chúng còn dùng để may quần, may balo, mũ nón, đồng phục công sở như chân váy, áo vest, đầm, đồ bảo hộ lao động,

Cũng chính nhu cầu sử dụng là phục vụ cho quân đội nên chất liệu này mới có tên là “Kaki”.

vải kaki quân đội
Vải kaki dùng để may quần áo quân đội

Các loại vải kaki được sử dụng phổ biến hơn chỉ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Và đất nước Mỹ là nước đầu tiên sử dụng chất liệu này như một trong các loại vải phổ biến để may quần áo thường ngày và quân đội.

Sau khi được đưa vào sử dụng, thấy được công dụng mà vải kaki đem lại nên được sử dụng trên toàn thế giới để may quân phục.t

Với ưu điểm là vải dày, dễ giặt, ít bị nhăn, vải kaki được sử dụng để may đồng phục, quần áo, đồ bảo hộ lao động, đồng phục quân đội và nhiều ứng dụng khác.

Vải kaki hiện nay được chia thành hai loại chính bao gồm:

Loại vải không thun, không co giãn
Loại vải thun kaki có độ co giãn tốt

4. Vải Len

Vải len loại vải có nguồn gốc xuất xứ từ các loại lông động vật chủ yếu là dê, cừu, lạc đà.. với khả năng chính là giữ ấm cực kỳ tốt tiện cho các xứ lạnh, đặc biệt là trong quá trình sử dụng không bị nhăn và khả năng hút ẩm hiệu quả.

vải len lông cừu
Lông cừu là nguyên liệu phổ biến làm nên vải len

Vải len có thể dùng để dệt, đan nhằm tạo ra những trang phục có khả năng giữ ấm cực tốt như: các loại áo len, mũ len, tất len, bao tay len, khăn quàng,…

Đặc biệt là vào mùa đông thì vải len là chất liệu được nhiều người mua lựa chọn nhất giúp giữ ấm tốt cho cơ thể. Ưu điểm của loại vải này là không nhăn, giữ nhiệt, khả năng hút ẩm cao và khó bẩn.

Vải Len sẽ bị đốt cháy khi ở nhiệt độ cao hơn bông và sợi tổng hợp, tỷ lệ lây lan lửa thấp, khả năng cách điện khá hiệu quả và đặc biệt là có thể dùng vải len để dập được lửa.

Ở một số nước phát triển, vải len còn được dùng để may đồng phục cho nhân viên cứu hỏa, binh sĩ và may đồng phục cho các ngành thường xuyên tiếp xúc với chất cháy, nổ.

Trong số các loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay có khả năng giữ ấm tốt thì len đứng hàng đầu. Ngay cả khi bị ướt nước thì vải len cũng có khả năng giữ ấm cho người mặc.

Trên thị trường hiện nay, vải len có rất nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại vải len phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Vải Len Cashmere: Là một trong số những loại len đắt và quý nhất, được tạo thành từ những lớp lông tơ của dê. So với loại len thông thường len Cashmere có khả năng cách nhiệt lên đến 8 lần, với loại len này người dùng sẽ được giữ ấm vào mùa đông rất tốt. Điểm nổi bật chính là trọng lượng siêu nhẹ, cho dù chiếc áo có dày cỡ nào cũng không đem đến sự nặng nề cho người dùng.

Vải Len lông cừu thường: Còn được gọi là len thường, đây được xem là loại len phổ biến nhất trên thị trường được nhiều khách hàng sử dụng hiện nay, có khả năng giữ nhiệt rất hiệu quả.

sợi len
sợi len

Vải Len lông cừu Merino: Với chất len cực mềm, được tạo thành từ lông của giống cừu đặc biệt. Không những đem đến khả năng giữ nhiệt cực tốt mà còn không gây khó chịu cho làn da người dùng trong quá trình sử dụng. Hiện tại, trên thị trường những sản phẩm có nguồn gốc từ len lông cừu Merino được người dùng hết sức ưa chuộng.

Vải Len Angora: Loại len này được tạo thành từ lông thỏ, vì không có độ bền nên chỉ được sử dụng và pha thêm các thành phần len, sợi khác để sử dụng.

Vải Len Alpaca: Len quý được làm từ lông của một loài động vật cùng họ với lạc đà nhưng bộ lông lại dày hơn.  Trong quá trình sử dụng len Alpaca có khả năng giữ nhiệt rất tốt và đem đến độ mềm, bền cao cho người dùng. Độ mềm mịn như len Cashmere và trọng lượng cũng nhẹ như lông cừu thông thường.

5. Vải Jeans

Trong số những loại vải may mặc thông dụng hiện nay cần nhắc đến vải jeans. Loại vải jean thông dụng này được phát hiện thấy vào năm 1873 bởi hai nhà nghiên cứu người Ý Levis Strauss và Jacob Davis.

Loại vải này có độ bền khá cao và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc bởi nó thích hợp cho mọi giới tính, mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp.

vải jean
Vải Jeans độ bền và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc

Ưu điểm của vải jean là dộ bền cao, tính thẩm mỹ thời trang hiện đại phong cách, bền vfa tạo sự thoải mái.

Nhược điểm của nó là: Độ co giãn kẽm và dày nên giặt rất lâu khô.

Các loại vải jean hiện nay là:
Vải Skinny jeans
Vải jeans cotton
Vải Jeans cotton pha Poly
Vải Jeans cotton
Vải jeans thun
Vải Jeans tái chế (không qua xử lý)

Thực chất vải jeans là một dạng của loại vải bông thô, chúng được sợi hoặc dệt từ cùng màu và là cotton hoàn toàn.

quần vải jean
Quần vải jean được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi

 

6. Vải kate

Nguồn gốc tạo nên loại vải kate là vải sợi TC được pha giữa sợi vải cotton và sợi polyester đem đến chất vải kate có đặc điểm thoáng mát, mềm mại dễ chịu khi dùng. Các sản phẩm từ vải kate được ưa chuộng vì mang lại tính thời trang và thoáng mát, thấm mố hôi, ít bị phai màu qua thời gian dài sử dụng.

vải kate
Vải kate thoáng mát, mềm mại dễ chịu khi dùng

Để đáp ứng xu thế người dùng, hiện tại trên thị trường vải Kate được chia thành nhiều loại khác nhau như: kate Hàn, Kate Mỹ, kate sọc, kate Ý, kate Silk, trong đó mỗi loại vải kate sẽ có các công dụng riêng và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp và người dùng như:

Kate Silk: Với thành phần PE khá cao, khi dùng có độ bền màu tốt, độ bền cao, khi dùng không bị kéo dãn, không nhăn và đặc biệt là thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế mà kate Silk được sử dụng là chất liệu chính để may đồng phục học sinh, công nhân. Với 90 màu sắc khác nhau bạn có thể tự do lựa chọn màu sắc phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Vải Kate sọc: Được xem là loại vải may mặc được nhân viên văn phòng yêu thích nhất, sử dụng để may áo sơ mi công sở với nhiều kiểu dáng đẹp, phong phú, đúng chuẩn người mặc.

Vải Kate Polin: Điểm cộng lớn nhất của vải kate Silk chính là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, dày hơn so với các chất liệu kate khác. Được sử dụng để may đồng phục học sinh cao cấp hoặc đồng phục cho dân văn phòng.

Vải Kate Hàn: Chủ yếu loại kate này sẽ được sử dụng để may đồng phục cho công nhân. Bởi độ bền thấp, dễ bị phai màu khi dùng, mức giá thành phù hợp để may quần áo công nhân với số lượng lớn.
Vải Kate Ford: Được sử dụng nhiều để may sơ mi văn phòng, khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả tuy nhiên hơi dày. Dù vậy khi dùng vẫn còn bị xù, đổ lông.

Vải Kate Ý – USA: Chất liệu rất tốt và giá thành sản phẩm cũng khá cao. Nổi bật với độ bền màu, chất vải đẹp, sang trọng, không xù, khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả cùng với đó là khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả giúp sản phẩm này được nhiều người yêu thích và sử dụng hơn. Đây được biết đến là loại vải được giới văn phòng săn đón nhiều nhất.

7. Vải Lanh

Dù ít hay nhiều, có lẽ bạn đã nghe nhắc tới vải lanh, đây là loại vải được làm từ sợi của cây lanh. Nó được biết đến bởi đặc tính mềm, nhẹ, bền và thấm hút mồ hôi tốt

vải lanh
Nguyên liệu chính sử dụng để làm nên vải lanh là từ cây lanh. Vải lanh mang đến cảm giác rất thoải mái, mát mẻ

Mặc dù quy trình sản xuất vải lanh tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng giá trị mà loại vải này đem lại rất cao, đặc biệt được thị trường rất ưa chuộng.

Vải lanh rất phù hợp để sử dụng vào mùa hè. Đa phần những mẫu đồ bộ ở nhà của chị em phụ nữ đều sử dụng loại vải này để may, không những đem lại sự thoải mái mà còn thông thoáng, mát mẻ khi mặc. Khi mặc mang đến cảm giác rất thoải mái, mát mẻ.

Vải lanh đã xuất hiện từ thời cổ đại, cho đến nay đây là một trong số những loại vải đã xuất hiện lâu đời nhất trên thế giới. hiện tại, lại vải này có mức giá khá cao  và dễ nhăn nên không mang lại sự thoải mái, vậy nên chúng chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ.

Ưu điểm của vải lanh:

Vải lanh có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, mặc rất mát vào mùa hè. Trọng lượng mềm mại, sợi vải nhẹ nên rất dễ may đồ

Nhược điểm:

Đây được biết đến là loại vải bất tiện khi rất dễ nhăn, dễ có nếp gấp gây mất thẩm mỹ và có độ đàn hồi kém.
Ngoài sử dụng để mày trang phục quần áo cho phụ nữ hàng ngày, vải lanh còn được sử dụng để làm khăn lót, chùi chén dĩa, khăn trải bàn, trải giường đáp ứng được khá đủ nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay.

8. Vải đũi – Vải thô

Vải đũi là loại vải rất xốp, nhẹ và mát đem đến khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả , thoáng khí cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Chất vải được dệt chủ yếu từ sợi đũi, đây cũng chính là nguyên liệu vải được sử dụng để ươm tằm dệt lụa tơ tằm.

Vải đũi và vải thô có nhiều nét tương đồng nhau, nhưng vải đũi mềm và mịn hơn vải thô.

Các sản phẩm được làm từ vải đũi đều mang nét nhẹ nhàng, đơn giản, mộc mạc và tự nhiên. Người ta thường dùng vải đũi để may bao bì túi quà thời trang quần hoặc váy.

Vải đũi là loại vải rất xốp, nhẹ và mát đem đến khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả , thoáng khí cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Chất vải được dệt chủ yếu từ sợi đũi, đây cũng chính là nguyên liệu vải được sử dụng để ươm tằm dệt lụa tơ tằm.

Ưu điểm:

Thành phần tự nhiên từ sợi nên rất an toàn, có tác dụng làm mát cực tốt, rất thích hợp để may quần áo cho mùa hè, Vải đũi có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, không bị bám dính, chúng không tích điện và mềm mại hơn rất nhiều so với vải thô, vải bố. Quá trình giặt và phơi rất dễ dàng nhanh chóng.
vải đủi
Nhược điểm:

Vải đũi dễ bị gấp nếp và nhăn

9. Vải Lụa

Vải Lụa từ xưa là chất liệu cao cấp được sử dụng nhiều nhất để may quần áo, chất liệu này được lấy từ kén tằm và nguồn gốc xuất xứ chủ yếu là từ Trung Quốc.

Thời xưa, lụa chỉ được dùng cho tầng lớp quý tộc và vua chúa. Với chất liệu vải lụa rất sang trọng, quý phái và quyến rũ cùng với đó là chúng có độ mượt mà với màu sắc óng ánh đặc trưng nên được rất nhiều người dùng yêu thích.

Vải lụa may áo
Vải lụa may áo dài là sự lựa chọn tinh tế của nhiều chị em

Ngày nay, Để có được một tấm lụa đẹp phải trải qua một quá trình rất công phu và mất khá nhiều thời gian. Cũng có 1 số ít vùng vải lụa được dệt công nghiệp hoặc sản xuất địa trà từ các làng nghề truyền thống nên độ phổ biến rộng rãi hơn nhiều. Nhưng cũng vì nguồn nguyên liệu chính đắt đỏ nên giá thành của vải lụa vẫn đắt hơn nhiều so với các loại vải phổ biến khác. Vải Lụa cũng là 1 loại vải khá tự nhiên rất được ưa chuộng.

Vải lụa
Vải Lụa chất liệu vải này rất mềm, mịn và thấm hút mồ hôi tốt

Chất liệu vải lụa có đặc điểm rất mềm, mướt, thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoải mái vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông. Những trang phục như váy cưới, áo sơ mi, pijama, váy đầm, áo choàng,… thường sử dụng loại vải này để may.

Ưu điểm:

Khách hàng có thể cảm nhận được sự mềm mịn, mượt mà, tạo cảm giác khác biệt hoàn toàn so với những vải dệt từ sợi nhân tạo khác, thoải mái khi mặc, đặc biệt rất thích hợp với thời tiết nắng nóng. Vải lụa có khả năng làm mát rất tốt nên tiện mặc vào mùa hè.

Nhược điểm:

Vải lụa mỏng và khá nhẹ nên rất khó bảo quản trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách dùng lụa sẽ rất nhanh hư, nhàu và không giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Chất liệu tự nhiên khiến côn trùng yêu thích nên cần tránh xa khi bảo quản và sử dụng chúng thật sạch sẽ.

10. Vải Ren

Vải ren được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong khi may áo váy cưới. Mặc quần áo bằng vải ren vào mùa hè vừa thoải mái lại vừa mát mẻ. Cách phân biệt vải ren với các loại chất liệu vải khác không khó. Vải ren khi sờ vào cho cảm giác mềm mại, dày dặn và mềm mại.

vải ren
Ren là chất liệu được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may váy cưới

Ưu điểm:

Đem đến cho người mặc sự ngọt ngào và quyến rũ. Chất vải mềm mại hơn, không bị giãn sau một thời gian sử dụng giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Nhược điểm:

Vải ren thường mỏng, nên khi mặc cần thêm lớp lót. Rất dễ bị rách khi bị vật nhọn bám vào
Khi dùng không nên giặt vải ren với máy giặt bởi nó có thể làm hỏng vải bất cứ lúc nào.

11. Vải Canvas (Vải Thô)

Vải thô Canvas có nguồn gốc xuất xứ từ xa xưa, đây được xem là loại vải cổ xưa, được sử dụng phổ biến và lâu đời đến nay.

Loại vải này có khả năng co giãn 4 chiều, sờ vào thấy mát, bề mặt lại rất mịn, thích hợp để dùng may quần áo cho phái nữ. Bằng mắt thường nếu để ý kỹ các bạn có thể thấy trên bề mặt vải thô có những sợi lông mỏng và ngắn.

Vải thô
Vải Thô có bề mặt lại rất mịn, sờ vào thấy mát

Ưu điểm:

Vải thô Canvas có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, vì được tạo nên từ thiên nhiên nên có độ đàn hồi tốt , độ mềm mại nhất định, có khả năng thấm nước nhanh, lành tính với da người dùng, phù hợp may nhiều loại quần áo cho nhiều lứa tuổi
Chính những ưu điểm nổi bật vải thô Canvas có được luôn đem đến khả năng ứng dụng cao có thể sử dụng để thiết kế và sản xuấ những phong cách thời trang khác nhau.

vải thô
Nhược điểm:

Bên cạnh nhiều ưu điểm là sở hữu sự mềm mại thì vải thô vẫn giữ trong mình một độ cứng nhất định. Cũng tùy vào từng loại chất liệu mà độ cứng sẽ có sự khác nhau. Khách hàng cũng tinh ý khi chọn lựa các loại vải phù hợp.

12. Vải PE

Vải PE hay còn gọi là vải Polyster được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid với rượu công nghiệp. Về cấu tạo hóa học thì từ những nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỏ trải qua quá trình trùng hợp tạo nên sợi Polyester.
Đặc điểm của loại vải PE là độ bền cao, vải dai, mềm và bóng mượt. Ngoài ra, vải PE cũng ít bị thấm nước và rất nhanh khô. Ngày nay, người ta sử dụng loại vải này ngày càng nhiều nhằm mục đích thay thế cho loại vải dệt thủ công.

vải pe
Vải PE ít bị thấm nước và rất nhanh khô

Ưu điểm:

Vải PE có màu sắc rất đa dạng, phong phú, Ít bị nhăn, Giá thành khi thu mua vải thanh lý lại thấp
Nhược điểm:

Khi mặc quần áo bằng vải PE lại hơi nóng bởi khả năng hút ẩm của vải kém so với các vải khác.

13. Vải Chiffon

Vải Chiffon là chất liệu vải mỏng, nhẹ hiện đang được rất nhiều nhà thiết kế ưa chuộng và sử dụng. Bên cạnh chất liệu vải Chiffon làm từ sợi polyester các chất liệu vải Chiffon khác đều được nhuộm màu rất dễ dàng.

Trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý không được sử dụng chất tẩy rửa mạnh để giặt, chỉ nên giặt tay hoặc giặt bằng dầu gội đầu.

vải chiffon
Vải Chiffon rất mỏng và mềm mịn

Hiện tại, vải Chiffon thường được sử dụng để may các loại sơ mi, váy, đầm bởi nó đem đến cho người mặc một dáng vẻ sang trọng, thanh lịch, quý phái và điệu đà.

14. Vải nylon

Bên cạnh những loại vải như len, lụa, kaki, lanh, kate,… thì nylon cũng là một trong số những loại vải được nhiều người sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay.

Hiện tại, đây là một trong các loại vải phổ biến được sử dụng cho các mặt hàng dệt kim, chủ yếu là tất và nguyên liệu may quần áo và áo len. Đặc biệt rất thích hợp để làm các lớp lót cho áo khoác.

vải nilon
Vải nilon khá cứng và mỏng, không thấm nước

Ưu điểm:

Vải nylon có độ bền cao, rất dễ sử dụng, dễ bảo quản và khả năng làm sạch dễ dàng, Không nhăn và chống bám bẩn rất tốt. Vải nylon được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau mà mức giá lại rẻ.

Nhược điểm:

Vải nilon có khả năng tự phân hủy rất lâu, gây hại cho môi trường, Khi dùng khiến cho người mặc cảm giác nóng, dính.

15. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa là loại vải có độ co dãn phù hợp, không quá dày hay quá mỏng, khả năng bền màu rất hiệu quả. Trong quá trình sử dụng không bị bám lông, không bám bụi và khi mặc rất thoải mái. Đặc biệt sau một thời gian sử dụng vải này sẽ không bị sờn mốc hay xù lông dù thời gian dài.

vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa được các hãng thời trang tầm trung sử dụng nhiều

Chất liệu của loại vải này rất đa dạng về màu sắc. Nhưng nhược điểm của nó là hiếm khi tìm kiếm được vải Tuyết mưa có họa tiết. Vậy nên để trang phục trông sinh động và bắt mắt hơn thì các nhà thiết kế thường phối thêm phụ kiện như các loại hoa, hạt cườm, hoặc chất ren để tạo điểm nhấn.

Vải tuyết mưa rất phù hợp với giới trung niên và được dân văn phòng ưa chuộng nhờ đặc điểm dày vừa phải và co giãn nhẹ. Đảm bảo sự kín đáo, hợp thười trang nhưng lại vô cùng sang trọng.

16. Vải nỉ

Được biết đến là loại vải trên bề mặt của nó được phủ một lớp lông ngắn mỏng, rất mềm và mịn. Đây cũng là 1 loại vải được tổng hợp từ các sợi vải, Chúng được tạo nên nhờ được ép các sợi mỏng thành một lớp mỏng chứ không được dệt may cầu kỳ như các loại vải phổ biến khác.

Vải nỉ chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa loại vải và len sợi. Khi sở hữu thành vải khác nhau sẽ tạo nên những loại vải nỉ khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà các công ty thu mua vải về sản xuất có thể đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất

Vải nỉ thường được sử dụng để may quần áo mùa đông, đặc biệt là quần áo đông cho trẻ em như áo quần.

vải nỉ
Vải Nỉ khả năng giữ ấm tốt, thoáng khí, ít thấm nước

Vải nỉ được phát hiện lần đầu tiên loại vải này xuất hiện là vào năm 1990, sau đó được sử dụng nhiều để dùng để may quần áo, lót nệm, làm đồ handmade, thảm,….

Hiện tại các loại vải nỉ gồm các loại:

Vải nỉ mềm: Có độ mềm mịn vượt trội chính vì thế là loại vải này được sử dụng chủ yếu để may mặc hoặc sử dụng để làm đồ nội thất, thảm, đồ handmade,…

Vải nỉ cứng: Có độ cứng hơn so với vải nỉ mềm vậy nên loại vải nỉ này sẽ được ứng dụng chủ yếu trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp tại các công ty.

vải may mặc

Vải nỉ thường: Loại vải này khá mỏng, khi dùng đem đến độ đàn hồi rất tốt và đặc biệt là ít đổ lông. Chính những ưu điểm này mà loại vải này được sử dụng chủ yếu để may gối, móc chìa khóa hoặc thú nhồi bông,… Mức giá loại nỉ này rẻ, có nhiều màu sắc để người dùng có thể lựa chọn.

Vải nỉ Hàn Quốc: Có đặc tính mềm, nhẹ nên được dùng phổ biến để may mũ nón, áo khoác, thảm nhà hay gối ôm,….

Ưu điểm của vải nỉ:

Khả năng giữ ấm tốt, Ít thấm nước, ấm, thoáng khí, dễ dàng giặt giũ, bảo quản, Màu sắc đa dạng và Có thể sử dụng cả 2 mặt đặc biệt là khi may quần áo hay thảm trải sàn
Nhược điểm của vải nỉ:

Vải nỉ rất dễ bám bụi, rất khó lau chùi mà phải mang đi giặt với loại bỏ được vết bẩn hiệu quả
Chỉ thích hợp để may quần áo mùa đông, nếu dùng vào mùa hè sẽ rất nóng vì tính giữ nhiệt và độ dày của chúng.

17. Vải Viscose – vải Rayon

Vải Viscose là vải gì ?

Vải viscose được làm từ chất sơ của các sợi Xenlulose, chúng được phát hiện ở trong các loại cây như đậu nành; tre; cây mía… Ngoài ra vải viscose còn được gọi với cái tên khác là vải Rayon. Vải này tương đối mềm mịn, khi  mặc vào thoáng mát và có độ đàn hồi khá cao.

Để có thể tạo ra vải Viscose – rayon cũng áp dụng phương pháp dệt lụa gần giống như những loại vải khác. Nhưng sự khác biệt ở đây chính là quy trình tạo ra xơ. Các sợi xơ này chủ yếu được lấy dựa trên quy luật phân hủy và được bóc tách rồi chắt lọc và lấy được sơ ra riêng.

Vải Viscose

Ưu nhược điểm của vải Rayon Visose

Ưu điểm chính :

  • Vải có khả năng thấm hút cao nhất.
  • Giá thành mua bán vải này thấp.
  • Chất vải mềm và không hề tích điện.
  • Vải này có khả năng tự kháng khuẩn khá tốt.
  • Dễ nhuộm màu, thấm màu tốt.

Nhược điểm chính:

  • Chất vải dễ bị cháy.
  • Gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường nếu như không được khai thác, xử lý hợp lý.

18. Vải Spandex

Khái niệm vải Spandex

Vải Spandex là 1 loại sợi tổng hợp, chúng được được tạo thành từ chất liệu Polyme nhờ vào quá trình kéo vải khô. Vải này có độ đàn hồi cao hơn các loại khác và khả năng kéo dãn rất tốt; Vải này thường được đem làm chung với sợi Cotton để tạo nên ccs loại vải thun có độ có giãn lớn.

Vải spandex
Vải Cotton Spandex

Phân loại vải Spandex

  • Vải Len Spandex : Vẫn đang mang đặc tính co giãn cao của loại vải Spandex kết hợp thêm với độ bè của vải Len; hiện tại đây là loại vải cũng khá được ưa chuộng.
  • Vải Cooton Spandex : Loại vải này có độ co giãn tốt, khả năng thấm hút cao, có độ mềm mại lớn và có trọng lượng lại rất nhẹ.
  • Vải Poly Spandex : Loại vải này Là sự kết hợp giữa sợi Spandex và PE. vải này có đặc tính co giãn, rất ít bị thấm nước và có tính thẩm mỹ cao.

Đặc điểm của vải Spandex

  • Có độ đàn hồi cao.
  • Rất mềm và nhẹ đặc biệt là dẻo và dai.
  • Ít gây ra dị ứng cho da.
  • Có khả năng cao để chống tĩnh điện.
  • Có khả năng thấm hút kém.
  • Vải thường bị ố vàng khi sử dụng lâu ngày.
  • Vải này dễ bị chảy xệ khi ở nhiệt độ cao.
  • Vải dễ bị ăn mòn gây mất thẩm mỹ bởi chất hóa học đặ biệt chất tẩy.

19. Vải Modal

Vải Modal là gì?

Thân của cây sồi là nguyên liệu chính để tạo ra vải Modal; chúng được tạo ra nhờ quá trình kết tinh Xenlulose; Là chất có thể làm cho các mô của thực vật tăng độ bền và tính đàn hồi.

Dù rằng được làm từ sợi Modal nhưng thực chất thì vải này được sử dụng thêm các chất hóa học giúp tăng đồ bền và sáng đẹp của vải. Vải thường được sử dụng để làm quần áo, làm chăn ga gối đệm….

Sợi modal
Sợi modal

Đặc điểm ưu việt của Modal

  • Chúng hông bị co rút hoặc biến dạng khi sử dụng.
  • Có khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt.
  • Có được đồ bền cao.
  • Chất liệu đảm bảo Thân thiện với môi trường và sức khỏe an toàn cho người sử dụng.
  • Rất Ít bị bay màu.

Nhược điểm:

  • Nhưng Sản lượng sản xuất thấp.
  • Và Giá thành cao.
vải modal
Chăn ga gối đệm làm từ vải modal rất được ưa chuộng

20. Vải Tencel

Vải Tencel là gì?

Vải Tencel cũng khá giống với vải Viscose, và nó cũng được làm phần lớn từ các loại cây như tre, cọ, mía, nứa hoặc là bạch đàn. Vải Tencel cũng có được các tính chất giống như Cotton, vải lanh hoặc là Canvas…vì được làm từ sợi tự nhiên.. nên chúng rất đẹp và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vải tencel
Vải tencel làm cho chúng được dùng nhiều làm các sản phẩm thông dụng như khăn mặt, khăn lau..

Quy trình sản xuất vải Tencel

Để sản xuất ra được vải tencel cần trải qua 4 quy trình sau:

Bước 1: Hòa tan dung môi hữu cơ với loại vụn gỗ.

Bước 2: Vụn gỗ sẽ được hóa chất lỏng dạng dẻo rồi tiến hành đưa vào trong máy kéo sợi.

Bước 4: Xử lý các sợi riêng để loại bỏ các tạp chất. Sau đó đem chúng đi sấy khô và đóng chúng thành cuộn.

Bước 5: Đem đi dệt vải và nhuộm vải theo kĩ thuật riêng.

Ưu và nhược điểm của vải Tencel:

Ưu điểm:

  • Vải tencel có khả năng thấm hút tốt.
  • Chúng có độ bền cao.
  • Rất an toàn cho sức khỏe.
  • Khá Thân thiện môi trường.
  • Có Màu sắc đa dạng.

Nhược điểm:

  • Giá thành tương đối cao hơn các loại vải khác.
  • Dễ bị ảnh hưởng phai màu bởi nhiệt độ cao.
Vải tencel mang trong mình nhiều tính năng ưu việt
Vải tencel mang trong mình nhiều tính năng ưu việt

21. Vải Polyester ( vải PE )

Khái niệm vải PE / vải Polyester

Vải Polyester hay còn gọi là vải PE là loại vải có nguồn gốc 100% từ sợi tổng hợp, chúng có nguồn gốc từ khoáng sản như là than đá, dầu mỏ… Để con người có thể tạo ra được sợi PE thì họ cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau từ khai thác, xử lý, rồi kéo sợi, tổng hợp… và đến khâu cuối cùng mới đến dệt vải và nhuộm vải, cắt may;

Vải PE
Sợi Vải PE ( Polyester )

Ưu nhược điểm của Vải PE:

Ưu điểm:

  • Không bao giờ bị nhăn khi sử dụng.
  • Có độ bền cao.
  • Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay nấm mốc.
  • Có khả năng chịu nhiệt tốt.

Nhược điểm:

  • Có khả năng thấm hút kém.
  • Nóng và khó thoát nhiệt nên mặc vào mùa đông để giữ ấm.
Vải Polyester
Vải Polyester

22. Vải Bamboo

Khái niệm vải Bamboo là gì ?

Vải bamboo là loại vải có nguồn gốc từ gốc xơ của cây tre. Chúng được tạo nên nhờ quá trình phân tách Xenlulose đang có trong cây tre để tạo nên. Bên cạnh đó chính nó còn sử dụng thêm một số chất phụ gia nhằm giúp cho các loại sợi Bamboo được bền đẹp hơn.

Vải Bamboo
Vải Bamboo

Hiiện nay thì vải bamboo đnag được sử dụng phần lớn cho tất cả các mặt hàng cao cấp chủ yếu được làm quần áo, làm từ đầm váy và từ đồ trẻ em. Ngoài ra vải này còn được dùng để làm tất cả đồ trang trí nội thất như là khăn trải bàn, cả rèm cửa và ga giường…

Quy trình sản xuất vải Bamboo

Bước 1: Xử lý sợi tre bằng Enzim để có thể phá vỡ được các đặc tính của chúng và chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng.

Bước 2: Đem hỗn hợp vừa được tạo thành đi kéo sợi.

Bước 3: Trải qua quá trình dệt vải

Bước 4: Đem vải đi Nhuộm

Đặc biệt ở một điểm thì đó chính là chúng được xử lý bằng Enzim và ngoài ra thợ gai công còn có thể xử lý bằng các chất như Natri Hidroxit +  Axit Sunfuric loãng giúp để cho sợi vải trở nên cứng hơn.

Quy trình sản xuất vải Bamboo
Quy trình sản xuất vải Bamboo

Ưu điểm của vải Bamboo

  • Có khả năng thấm hút rất cao.
  • Có thể bảo vệ môi trường.
  • Có khả năng kháng khuẩn và khử mùi.
  • Chống lại được tia UV.
  • Độ bền cao.

Nhược điểm của vải Bambo

  • Vỉa bị co lại sau mỗi lần giặt.
  • Vải rất lâu khô.
vải Bamboo
Đặc điểm vải Bamboo

Tìm hiểu loại vải nào mặc mát nhất mùa hè này

Hiện nay, 22 loại vải trên chúng tôi giới thiệu trên đây là tốt nhất. Mong bạn tìm được loại vải tốt nhất.

Có thể bạn tìm: các loại vải may áo dài, mua vải may váy, đồ bộ bằng vải voan, vải len may áo, vải may đồ bộ, các loại vải may đầm, vải lanh không nhăn, vải may đồ bộ, giá các loại vải may mặc, tự may quần áo mặc ở nhà, vải may đồ bộ nữ, vải may đồ bộ nữ, giá các loại vải trên thị trường, quần vải thô nam, các loại vải ren, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn xây dựng, thành phần chất thải rắn, bán vải thô kiện hàn quốc tphcm, vải may váy.

Trên đây là các thông tin hữu ích về 1 số loại vải mà công ty thu mua vải Việt Đức thường gặp trong quá trình thu mua vải trên địa bàn cả nước. Bạn có thể bấm để xem thêm dịch vụ mua vải tồn kho và cách Tái chế phế liệu tại đây.

Khi bạn có nhu cầu mua vải tồn kho thanh lý giá rẻ, và các loại Phế liệu may mặc hãy gọi ngay cho Nam Hải  chuyên Thu mua phế liệu tận nơi theo thông tin sau:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU VIỆT ĐỨC
Hotline:– 097.15.19.789 (Mr. Phong) – 0944.566.123 (Mr. Nghĩa)
Email: phelieuvietduc@gmail.com
Website: https://phelieuvietduc.com/
Địa chỉ: 105/1 Đường M1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM

error: Đội ngũ của chúng tôi làm việc liên tục để chống tình trạng sao chép hình ảnh và ăn cắp nội dung. Mong bạn tôn trọng!
097.15.19.789