Thủ tục tiêu hủy phế liệu của doanh nghiệp chế xuất

bán phế liệu doanh nghiệp chế xuất

Bạn là doanh nghiệp nước ngoài (DNCX) có phát sinh phế phẩm trong quá trình gia công sản xuất, bạn muốn bán phế liệu vào nội địa, bạn muốn biết quy định pháp luật về xử lý phế liệu hàng sản xuất xuất khẩu. Bạn cũng muốn tìm 1 đơn vị thu mua phế liệu nội địa để bán phế liệu từ doanh nghiệp chế xuất thay vì tiêu huỷ, xử lý sẽ tốn phí cao. Hãy liên lạc cho Việt Đức để được hỗ trợ thủ tục hải quan, dịch vụ huỷ hồ sơ, thanh lý phế liệu tư nguyên liệu nhập khẩu miễn phí và bán phế liệu của doanh nghiệp chế xuất được giá cao.

Công ty phế liệu Việt Đức chuyên thu mua phế liệu từ doanh nghiệp chế xuất (DNCX) bao gồm nhựa và giấy không dính chất thải nguy hại, thu mua phế liệu kim loại. Giấy phép kinh doanh của công ty có ngành nghề kinh doanh phế liệu (trừ chất thải nguy hại) nhưng không có ngành nghề xử lý chất thải. Ngoài giấy phép kinh doanh, công ty có giấy cam kết bảo vệ môi trường cho dự án kho chứa phế liệu chính quyền có cơ sở cấp.

Vậy, công ty của bạn cần làm Thủ tục tiêu huỷ phế liệu của doanh nghiệp chế xuất hay chỉ cần ký hợp đồng bán phế liệu cho công ty có giấy phép xử lý chất thải? Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi xin giải đáp tất tần tật về những thông tin về Doanh nghiệp nội địa mua phế liệu từ Doanh nghiệp chế xuất để cho các bạn hiểu nhé!

Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu vào nội địa

Việc dncx bán phế liệu vào nội địa đã rất quen thuộc với các công ty trong các KCN, công ty nước ngoài tại Việt Nam. Khi các doanh nghiệp chế xuất có phát sinh máy móc, thiết bị, vật tư thải loại trong quá trình gia công, sản xuất, các thành phẩm hết date, lỗi.. cần thải loại. Thay vì tiêu hủy nguyên liệu, sản xuất xuất khẩu, hãy gọi cho công ty phế liệu Việt Đức để được chúng tôi thu mua, trả phí, tự làm thủ tục tiêu huỷ cho các bạn. Doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được số tiền quay đầu khá lớn, mà còn được đảm bảo làm thủ tục tiêu hủy hàng hóa xuất khẩu theo đúng Quy định về việc tiêu hủy hàng hóa, hướng dẫn hạch toán cho các doanh nghiệp mới theo đúng pháp luạt Việt Nam.

Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu vào nội địa
Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu vào nội địa sẽ xuất ra thuế GTGT 0%, nếu bán vào nội địa thì công ty mua phế liệu sẽ đóng thuế nhập khẩu 10%.

Thủ tục xử lý phế liệu hàng sản xuất xuất khẩu

Theo điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP; Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC. Tổng cục Hải quan đã cho phép cơ quan Hải quan địa phương thực hiện thủ tục tiêu hủy phế thải, phế liệu, phế phẩm phát sinh từ hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu. Dưới đây là các thông tư, nghị định được áp dụng tải mẫu biên bản hủy hàng hóa bị hỏng khi dncx bán phế liệu vào nội địa:

Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quá trình tiêu hủy phế liệu, phế phẩm chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên – Môi trường và phải được thực hiện dưới giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì doanh nghiệp phải tiến hành tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.

Thông tư 38/2015/TT-BTC

Nếu thực hiện thì thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm vô cùng đơn giản. Tổ chức cá nhân chỉ cần có văn bản gửi chi cục Hải quan và chịu trách nhiệm về việc tiêu hủy theo quy định pháp luật về môi trường. Ở phía cơ quan Hải quan sẽ không giám sát trực tiếp mà chỉ giám sát tiêu hủy linh kiện điện tử và các vật tư khác đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro.

Thông tư 38/2015/TT-BTC còn quy định, đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa hoặc máy móc thiết bị dưới 1 triệu đồng thì cơ quan Hải quan sẽ không thực hiện giám sát.

Căn cứ theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, để tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thì tổ chức cá nhân cần gửi văn bản cho chi cục Hải quan và chịu trách nhiệm về quá trình tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Thông tư 39/2018/TT-BTC

Điều kiện tiêu hủy phế liệu phế phẩm của Thông tư 39/2018/TT-BTC giống như Thông tư 38/2015/TT-BTC. Tuy nhiên, có một số điều bổ sung doanh nghiệp nên tuân theo để tránh xảy ra vi phạm không đáng có:

Khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC cho biết, tối thiểu 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc không còn hiệu lực thực hiện, tổ chức cá nhân phải hoàn thành thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê mượn và sản phẩm gia công theo đúng quy định.

Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC cho biết, phế liệu – phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sẽ được miễn thu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Thu mua phế liệu từ khu chế xuất
Thu mua phế liệu từ khu chế xuất của công ty Việt Đức luôn đáp ứng hồ sơ đầu nhập, đầu xuất nhanh chóng.

xem thêm: công ty xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM

Giải đáp thắc mắc về doanh nghiệp nội địa mua phế liệu từ Doanh nghiệp chế xuất

(1) Căn cứ khoản 3 Điều 1 Chương I Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về “Quản lý chất thải và phế liệu”, quy định về thủ tục bán phế liệu của dncx:

“3. Việc thu gom, vận chuyển chất thải từ khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện thống nhất như đổi với chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Nghị định này; không áp dụng quy định tại Chương VIII Nghị định này đối với phế liệu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất”.

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Chương I Nghị định số 38/2015/NĐ-CP:

“Điểu 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngừ dưới đây được hiểu như sau:

… 4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.

Theo quy định trên, mặt hàng phế liệu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất được xem là chất thải rắn công nghiệp.

Trường hợp Công ty (doanh nghiệp nội địa) nhập khẩu mặt hàng phế liệu của doanh nghiệp chế xuất phải đáp ứng các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ và các văn bản liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu có liên quan.

(2) Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 31 và điểm c khoản 7 Điều 32 Chương IV Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ, quy định:

“Điều 31. Thu gom, vận chuyển chất thái rắn công nghiệp thông thường

2. Các chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.

3. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thài rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm chuyên giao chất thải cho cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

mua phế liệu từ Doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp nội địa mua phế liệu từ Doanh nghiệp chế xuất am hiểu luật nên dễ dàng hỗ trợ.

Điều 32. Yêu cầu báo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chắt thải rắn công nghiệp thông thường

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:

c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giẩy phép xử lý chất thải nguy hại)”.

(3) Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 16. Hồ sơ hải quan

2. Hồ sơ hải quan đổi với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

… d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu”;

Như vậy, trường hợp Công ty nhập khẩu mặt hàng phế liệu từ DNCX thì phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại khi làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam muốn bán vào nội địa phế liệu, phế phẩm từ quá trình sản xuất kinh doanh cần phải kê khai hải quan và đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn muốn biết Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu vào nội địa có chịu thuế GTGT không? câu trả lời là thuế 0% nhé.

Doanh nghiệp chế xuất phải tuân theo các quy định chung về hàng hóa nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về uy định chung đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau:

– Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

+ Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;

+ Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;

+ Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;

+ Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;

+ Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.

– Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.

Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).

doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp nội địa
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp nội địa áp dụng mức thuế GTGT 0%.

Thủ tục tiêu hủy phế liệu của doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ quy định về bán phế liệu của doanh nghiệp chế xuất:

  • Căn cứ Phụ lục II Danh mục phế liệu thu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được phép nhập khẩu vào nội địa để làm nguyên liệu sản xuất Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì chỉ những mặt hàng phế liệu có trong danh mục trên đồng thời phải thoả các điều kiện quy định kèm theo thì doanh nghiệp chế xuất mới được phép bán vào nội địa. (Đồng là danh mục được phép bán);
  • Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 của Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Điều kiện đối với thương nhân nhập khẩu phế liệu: “Thương nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường và đã được cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:

1) Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê) dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;

2) Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất;

3) Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

4) Đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

 Thủ tục xuất khẩu phế liệu từ doanh nghiệp chế xuất:

Căn cứ khoản 5, Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 quy định như sau: “Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.

Thủ tục tiêu hủy phế liệu của doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục tiêu hủy phế liệu của doanh nghiệp chế xuất được quy định rõ ràng tại các thông tư của luật pháp.

Hồ sơ hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Căn cứ Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

  1. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
  2. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại mục 3.2 và mục 3.3, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Hồ sơ hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Hồ sơ hải quan xuất khẩu phế liệu
Hồ sơ hải quan xuất khẩu phế liệu được quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Căn cứ Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  1. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

  1. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

2.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;             

2.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

2.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

  1. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

  1. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
  2. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm 4.4 và 4.5, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

  1. Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

7.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

7.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

7.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

7.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

Doanh Nghiệp Chế Xuất Có Được Phép Mua Bán Phế Liệu Từ Nội Địa

Từ ngày 1/9/2016: Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định: Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.

– Căn cứ khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về bán phế liệu:

    “Điều 74. Nguyên tắc chung

  1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
  2. a) Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;
  3. b) Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
  4. c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
  5. d) Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;

    đ) Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá”

    – Căn cứ khoản 3 điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính:

“Điều 75.  Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX

  1. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa

DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này”

DNCX được phép mua bán với nội địa hàng hoá như công ty nêu để phục vụ sản xuất  và mở tờ khai theo hình thức XNK tại chỗ như trên. Loại hình tờ khai công ty thực hiện theo công văn 2765/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, công ty có thể tham khảo mở tờ khai loại hình A12.

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU VIỆT ĐỨC

Hotline: 097.15.19.789 (Mr. Phong) 0944.566.123 (Mr. Nghĩa)
Email: phelieuvietduc@gmail.com
Địa chỉ: 105/1 Đường M1, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Kho: 6 Lại Hùng Cường, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, Tp. HCM
Địa chỉ 2: Số 56, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ 3: 105/1 đường số 18, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã Số Thuế: 0314235066
error: Đội ngũ của chúng tôi làm việc liên tục để chống tình trạng sao chép hình ảnh và ăn cắp nội dung. Mong bạn tôn trọng!
097.15.19.789